Cách thức vận chuyển hàng đến kho Amazon có thể khiến nhiều người bán bối rối. Thế nên một danh sách kiểm tra ngắn gọn ra đời để giúp các người bán quyết định. Việc chuẩn bị này không chỉ giúp bạn xác định chi tiết về lô hàng đầu tiên mà còn tất cả các lô hàng sau đó.
Danh sách kiểm tra vận chuyển FBA
Dù ở bước nào trong quá trình bán hàng, bạn cũng có thể sử dụng bảng phân tích này làm hướng dẫn. Khi bạn sẵn sàng chuyển hàng, bạn sẽ cần:
- Tài khoản đang hoạt động trên Amazon Seller Central (Trung tâm buôn bán Amazon)
- Sản phẩm đã sẵn sàng để giao
- Sản phẩm được liệt kê trên tài khoản Amazon (Product Listing)
Bạn có thể hoàn thành các bước sau đây theo bất kỳ thứ tự nào bạn thấy phù hợp, miễn là bạn xem xét từng bước cho gói vận chuyển Amazon của mình!
1. Trao đổi với nhà cung cấp
Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi bắt đầu tìm kiếm nhà cung cấp của bạn để tìm nguồn sản phẩm. Sau khi thảo luận với các nhà cung cấp tiềm năng, giờ là lúc để xác nhận kế hoạch vận chuyển. Thông thường, chi phí mỗi đơn vị sản phẩm bạn đặt đã bao gồm tất cả, có thể gọi là chi phí cập bến. Ban hoàn toàn có thể thương lượng với nhà cung cấp về chi phí cuối cùng này.
Chi Phí Cập Bến = Chi Phí Mỗi Đơn Vị Sản Phẩm + Phí Vận Chuyển + Phí Hải Quan
|
Nếu quy trình phức tạp và bạn ưu tiên xây dựng thương hiệu, phát triển tài khoản trên Amazon hơn thì bạn hoàn toàn có thể chọn một công ty giao nhận vận tải bên thứ ba để xử lý toàn bộ quá trình tìm nguyên liệu, sản phẩm và vận chuyển.
Người giao nhận hàng hóa là ai?
Dịch vụ vận chuyển của bên thứ ba sẽ liên lạc với nhà cung cấp của bạn để phối hợp tất cả các bước vận chuyển. Họ sẽ biết chính xác những gì cần làm khi giao hàng và loại giấy tờ cần thiết để làm thủ tục hải quan, ví dụ như:
- Đăng ký trademark
- Đăng ký FDA cho thực phẩm
- Bao bì, dán nhãn theo chuẩn Amazon
Nếu bạn chọn cách này, bạn sẽ thảo luận yêu cầu của bạn với họ để được báo giá về chi phí sản xuất tách phí sản xuất tách riêng với nhà cung cấp của bạn.
2. Chọn Incoterms thích hợp
Incoterms là các điều khoản hàng hóa tiêu chuẩn được sử dụng trong các thỏa thuận vận chuyển quốc tế. Nói một cách đơn giản, Incoterms cho biết ai chịu trách nhiệm di chuyển sản phẩm từ điểm A và có trách nhiệm nhận sản phẩm của bạn ở điểm B.
Chú ý là bạn phải tạo Incoterms với nhà cung cấp của bạn trước khi họ bắt đầu sản xuất sản phẩm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tổng chi phí đặt hàng và bạn có thể quyết định xem bạn muốn nhà cung cấp của bạn xử lý tất cả việc vận chuyển hay bạn cần thuê một người giao nhận hàng hóa để tiếp quản.
Có 11 loại khác nhau, nhưng có 4 loại Incoterm phổ biến nhất:
- FOB (Free On Board): Nhà cung cấp chịu trách nhiệm đưa hàng hóa của bạn từ nhà máy đến cảng. Chi phí này được thêm vào chi phí sản xuất.
- EXW (Ex Works): Người bán chịu trách nhiệm cho toàn bộ lô hàng từ cửa này đến cửa khác. (Đây là khi bạn thuê một người giao nhận để vận chuyển).
- DDP (Delivered Duty Paid): Trái ngược với EXW, nhà cung cấp chịu trách nhiệm sắp xếp, vận chuyển và giao hàng tại địa điểm được cho, được thông quan để nhập khẩu và trả tất cả các mức thuế áp dụng.
- FCA (Free To Carrier): Người bán chịu trách nhiệm sau khi lô hàng được bàn giao cho người vận chuyển, thường là gần cảng ở nước xuất xứ.
Hầu hết các nhà cung cấp sẽ có một Incoterm “tủ” và bạn sẽ thảo luận điều này trong quá trình đàm phán. Miễn là bạn nắm được các phương pháp ở trên, thì bạn sẽ có đủ kiến thức để đàm phán.
3. Chọn đường hàng không hay đường biển
Chi phí thấp hay cao tùy vào trọng lượng lô hàng của bạn. Vận chuyển bằng đường biển là lựa chọn rẻ nhất, nhưng cũng chậm nhất. Bạn có thể tham khảo những nguyên tắc dưới đây:
- Đối với các lô hàng đường biển, luôn luôn sử dụng một người giao nhận.
- Đối với vận chuyển hàng không, chỉ thuê người giao nhận vận chuyển nếu hàng hóa của bạn nặng hơn 200 kg
- Nếu hàng hóa của bạn dưới 200 kg, thì bạn có thể thông qua nhà cung cấp của mình để sử dụng Air Express. Hoặc sử dụng dịch vụ chuyển hàng lẻ (consol) đường biển sang Mỹ nếu không bị áp lực về thời gian.
Đối với lô hàng đầu tiên, bạn nên vận chuyển bằng đường hàng không hàng hóa có thể đến nơi càng sớm càng tốt. Khi lượng khách hàng ổn định bạn có thể cân nhắc vận chuyển đường biển để tối ưu chi phí.
Kích thước của món hàng và số lượng đặt hàng của bạn sẽ xác định xem nên đóng hộp, xếp chồng hay vận chuyển trong một thùng chứa (đầy đủ hay một phần) hay không. Bạn (người bán) không cần phải quyết định, nhà cung cấp hoặc giao nhận của bạn sẽ xác nhận những thông này.
Tạo kế hoạch vận chuyển trên Seller Central (Trung tâm người bán)
Khi bạn đến bước Manage Inventory (Quản lý hàng hóa) và điền thông tin, hãy ghi nhớ những tip hữu ích sau:
1. Đặt tên lô hàng của bạn.
Hãy chắc chắn là một cái tên dễ nhớ để dễ dàng để xác định và theo dõi đường đi lô hàng.
2. Nhập địa chỉ nơi bạn vận chuyển
Đây là địa điểm để lấy lô hàng của bạn và giao đến Amazon. Không phải là địa chỉ nhà cung cấp của bạn.
Chọn điểm đến cuối cùng mà lô hàng của bạn sẽ đến trước khi đến kho của Amazon. Điều này đảm bảo lô hàng của bạn được chuyển đến kho hàng gần nhất của Amazon, vì vậy hãy đảm bảo địa chỉ chính xác và được xác nhận bởi nhà cung cấp hoặc người giao nhận của bạn.
3. Xác định loại bao bì đóng gói
- Nhiều loại sản phẩm khác loại xếp chung một hộp (Individual Products)
- Một loại sản phẩm có cùng mã hàng hóa (SKU) được đóng trong một hộp (Case Packed Products)
4. Chỉ định đơn vị cho mỗi trường hợp và số lượng các trường hợp.
Thông tin này có sẵn từ nhà cung cấp của bạn và có thể được xác nhận với mỗi gói vận chuyển tỏng tường hợp có bất kỳ thay đổi nào.
5. Chọn bên chuẩn bị kiện hàng
Amazon muốn biết liệu họ có đang xử lý việc đóng gói từng món hàng hay không (ví dụ như đóng thùng hoặc bọc bong bóng) hoặc nhà cung cấp của bạn sẽ làm. Thông thường, sẽ hợp lý hơn khi để nhà cung cấp của bạn xử lý, và bạn có thể viết vào thỏa thuận sản xuất và chi phí cho mỗi đơn vị.
6. Chọn bên dán nhãn gói hàng
Một lần nữa, bạn cần xác định xem Amazon hoặc nhà cung cấp (Dịch vụ thương mại trực tuyến) sẽ xử lý phần này để áp dụng mã vạch FNSKU cho mỗi món hàng.
Bạn có thể in hoặc lưu tệp PDF để gửi cho nhà cung cấp để họ có thể dán nhãn cho từng món hàng.
7. Tạo và phê duyệt lô hàng
Đây là điều quan trọng cần lưu ý phải làm. Nếu không thực hiện có thể dẫn đến quyền giao hàng của bạn cho Amazon bị đình chỉ và thậm chí cả tài khoản Amazon cũng bị đóng băng. Vì vậy, hãy kiểm tra ba lần thông tin của bạn trước khi nhấn phê duyệt!
8. Gửi địa chỉ và hãng vận chuyển
Amazon sẽ tự động chọn vị trí trung tâm để chuyển món hàng của bạn đến. Thông báo sẽ được gửi đến tài khoản của bạn trong mục kế hoạch giao hàng. Bạn chị cần nhấn nút phê duyệt cuối cùng. Thông tin xác nhận này sẽ được gửi đến nhà cung cấp hoặc bên giao nhận vận tải để phối hợp thông tin vận chuyển để nhận hàng
9. Chọn phương thức giao hàng
Đây là bước cuối cùng trong quá trình vận chuyển FBA để đưa món hàng của bạn vào kho của Amazon. Bạn có thể chọn vận chuyển ít hơn tải trọng xe tải (LTL) hoặc giao hàng bưu kiện nhỏ (SPD). Trên trang Center Replenish Inventory (Trung tâm bổ sung hàng hóa), bạn sẽ chọn LTL hoặc SPD và nhà cugn cấp dich vụ.
Sau khi bạn đã phê duyệt lô hàng trong Seller Central (Trung tâm người bán), bạn có thể xử lý trên từng địa điểm giao hàng riêng lẻ.
Những điều cần cân nhắc:
- Bạn có thể linh hoạt tham gia vào bất cứ quy trình nào bên trên.
- Luôn có các dịch vụ bổ sung và đi kèm thêm với mức phí riêng nên bạn phải trả thêm tiền nếu muốn sử dụng.
- Vì mỗi thương lái có ngân sách riêng và mục đích khác nhau, nên những lưu ý sau đây không phải lúc nào cũng phù hợp cho tất cả.
1. Mua bảo hiểm cho sản phẩm
Các Incoterm phổ biến nhất thường không bao gồm bất kỳ loại bảo hiểm cho lô hàng của bạn. Để bảo vệ thêm cho hàng hóa của bạn, bạn nên thảo luận điều này trong quá trình đàm phán với nhà cũng cấp hoặc giao nhận.
Nhớ là bao gồm điều này cụ thể trong thỏa thuận với nhà cung cấp của bạn và các điều khoản bán hàng. Bằng cách mua bảo hiểm hàng hóa, món hàng của bạn sẽ được bảo hiểm trong suốt quá trình vận chuyển.
2. Dịch vụ sắp xếp hàng tồn kho của Amazon
Dịch vụ này cho phép người bán của FBA gửi các lô hàng đến một kho, thay vì tách chúng ra và gửi chúng đến nhiều địa điểm để sắp xếp. Phương pháp này nhanh hơn và ít lô hàng hơn sẽ ít lỗi xảy ra hơn.
3. Kho của bên thứ ba
Cách này có khả năng tiết kiệm chi phí nhiều hơn. FBA luôn đi kèm với phí lưu trữ, tùy thuộc vào kích thước món hàng của bạn tùy và thể tích mà nó chiếm trong kho của họ.
Bằng cách sử dụng kho của bên thứ ba, bạn sẽ thấy cách này rẻ hơn đáng kể. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn để Amazon thực hiện tất cả việc vận chuyển cho khách hàng của mình, bạn sẽ cần gửi lô hàng từ kho của bên thứ ba đến kho của Amazon.
Nếu bạn chọn cách này, bạn nên thành thạo trong luồng hàng tồn kho của mình để đảm bảo rằng bạn bạn không bao giờ hết hàng! Cách này chỉ phù hợp hơn với người bán có kinh nghiệm.
4. Bảo vệ IP (mã vùng) của bạn
Hãy thận trọng hơn để đảm bảo rằng nhà cung cấp của bạn sẽ không bán sản phẩm của bạn cho khách hách hàng khác hoặc tự bán sản phẩm. Bạn cần yêu cầu họ ký một thỏa thuận không tiết lộ thuộc thẩm quyền pháp lý, đây có thể là phí phát sinh.
Mặc dù các hợp đồng như này theo xu hướng có số lượng đặt hàng tối thiểu cao và các cam kết dài hạn, nhưng nếu sản phẩm của bạn bán chạy, bạn có thể lên kế hoạch thực hiện khi doanh nghiệp phát bạn triển.
5. Phí dịch vụ không lường trước
Bạn nên lưu ý rằng bạn sẽ bị tính phí cho bất kỳ đơn vị nào yêu cầu mã hàng mà bị thiếu.
Sau khi đã suy xét tất cả, mỗi bước trong danh sách kiểm tra vận chuyển của FBA sẽ yêu cầu cụ thể và duy nhất của bạn. Một số người bán thực tế hơn những người khác, trong khi nhiều người muốn trả giá cao hơn để có ai đó chăm sóc từng chút một.
ShiphangUSA là Công ty chuyên cung cấp dịch vụ hàng hải và giao nhân quốc tế hàng FCL/ LCL tuyến Mỹ và AMAZON
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
SHIPHANGUSA.COM
Điện thoại: 0969 07 9669 - 0947 700 574
Email: info@shiphangusa.com
Facebook: Shiphangusa Fulfillment Warehouse
>> Xem thêm: 6 Bước vận chuyển hàng vào kho Amazon FBA bạn cần phải biết