Lâu rồi bận rộn quá ko có thời gian viết bài chia sẻ cho ae, hôm nay đang có thời gian nghỉ ngơi nên mh muốn chia sẻ thêm cho ace về một số khoản chi phí phải trả khi kinh doanh với Amazon. Bởi khi làm nho nhỏ thì ko sao, lúc làm lơn lớn một chút thì chỉ lệch 1% thôi cũng là bao tiền rồi. Tính đi tính lại vẫn thấy nó lệch lệch, lại chả biết tiền nó hao đi đâu.
????Công thức tính lợi nhuận cơ bản sẽ là
1. GIÁ NHẬP
2. GIÁ SHIP
- – Phí vận chuyển hàng từ xưởng sản xuất tới Mỹ. Nếu làm Dropship thì ship tới khách luôn, FBM thì ship tới kho hàng mình thuê mướn, còn FBA thì ship tới kho của Amz, họ bắt chia ra tới nhiều kho khác nhau thì giá cũng lại cộng dồn vào.
- – Chi phí làm giấy tờ xuất nhập hải quan, với tùy loại mặt hàng mà giấy tờ bạn cần chuẩn bị là khác nhau. Tuy nhiên, thường thì bên vận chuyển sẽ hỗ trợ cho bạn chuẩn bị các loại giấy tờ này. Chỉ cần bạn xuất tiền là xong
- – Thuế nhập khẩu : Với từng bang, từng quốc gia mà loại thuế này đc tính khác nhau
3. CHI PHÍ CHO KHO BÃI
- – Drop thì ko cần chi khoản này
- – FBM thì bạn cần thuê một kho ngoài, FBA thì sài kho của Amazon. Họ sẽ tính phí lưu kho cho bạn với mỗi 1 sp là bao nhiêu tiền 1 tháng. Nếu bạn ko nhanh chóng bán đc hết số hàng thì chi phí lưu kho đôi khi còn bị cộng dồn.
- – Với FBM, Kho Us sẽ nhận đơn hàng của bạn và chịu trách nhiệm ship tới tay khách hàng (dịch vụ ship thường dùng là UPS hoặc USPS)
- – Với FBA thì dùng đơn vị vận chuyển và xử lý đơn hàng của Amazon luôn (phí FBA, dùng Amazon Prime ship nhanh)
- - Chi phí này thường khá đắt đỏ, bởi ship Us – Us nó còn đắt hơn ship từ TQ-Us, tuy nhiên bù lại là thời gian ship nhanh hơn và tiền của bạn sẽ đc xoay vòng nhanh hơn.
4. PHÍ CHO AMAZON
- – Với account Amazon seller professional thì $39.99/tháng với thị trường Us, Canada thì 29.99CAD, Mx là 600MXN,… Tùy vào thị trường bạn đăng ký mà phí này là khác nhau
- – Với account invidual thì là phí 0.99$/đơn hàng bán đc
- 1- 14.99$ + Freeship
- 2- 9.99$ + 5$ ship
5. CHI PHÍ CHUYỂN ĐỔI TỶ GIÁ
Khi chúng ta rút tiền từ blance trên Amazon về ngân hàng trung gian PO, PIPO,… sẽ mất 1 khoản phí nho nhỏ về chuyển đổi tỷ giá (Tầm 1-2%, với account VIP nhận về nhiều tiền thì khoản phí này sẽ nhỏ hơn)
6. CHI PHÍ CHO MARKETING
- – Chi phí cho hoạt động quảng cáo : ppc, voucher, sale off,… trên Amazon.
- – Give away : Cho đi bao nhiêu sản phẩm mỗi ngày với giá rẻ, hoặc trải nghiệm dùng thử để thúc đẩy KH để lại review, feedback, đẩy top từ khoá chính.
- – Quà tặng kèm : để tạo sự khác biệt, gây ấn tượng với KH
- – Chi phí gói quà tặng (cho những sp thiên về làm quà tặng)
- – Chi phí kéo traffic ngoài : chạy quảng cáo Facebook, quảng cáo google ads , hoặc là để nuôi Youtube,…
- – Chi phí thuê model chụp ảnh sản phẩm
- – Chi phí cho các chiến dịch CSKH
- – Chi phí MKT khác
7. CHI PHÍ VẬN HÀNH
Là khoản chi phí dành cho nhân sự, chi phí thuê văn phòng, cơ sở vật chất, điện nước, quản lý tài chính, thuế vụ, và một vài loại chi phí phát sinh khác khi bạn điều hành 1 team. Còn nếu bạn làm 1 mình thì sẽ đỡ đc khoản chi phí này.
8. CHI PHÍ PHÁT SINH KHÁC
- – Chi phí vốn xoay vòng, nếu bạn ko có sẵn thì chắc chắn phải vay lãi rồi. Nhà ai móng vững thì đỡ ????
- – Chi phí cho rủi ro: lỡ tay list nhầm hàng cấm, vi phạm chính sách tài khoản của bạn bị khoá, nếu không tự gỡ đc thì sẽ phải thuê, mà giá thuê dịch vụ thì khá cao, từ 30-60% blance của bạn tùy lỗi. Chưa kể thiên tai, dịch bệnh đùng cái công việc kinh doanh bị đóng băng và trăm cái lo nó đổ vào đầu ????
- – Chi phí cho phát triển : muốn team lớn mạnh cần nhiều nhân sự hơn, cần nhiều tài khoản hơn, cần nhiều các khoản lớn bé cần chi để tăng cường các mối quan hệ chất lượng hơn, nói chung là cần chi nhiều tiền hơn để làm ra nhiều tiền hơn ????
- – Chi phí cho học tập: Không biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, bởi vậy để tránh mất tiền thì nên học từ thành công và thất bại của những người đi trước, hoặc tìm kiếm những cách làm hay giúp tối ưu chi phí, gia tăng lợi nhuận. Bạn có thể học từ các khoá học trong nước, hoặc tìm kiếm các nguồn từ nước ngoài, một số free một số thì sẽ cần trả phí.
- – Các khoản phát sinh khác ????