Rủi ro khi bán hàng trên Amazon mà 90% mọi người dễ mắc phải - ShiphangUSA


Rủi ro khi bán hàng trên Amazon mà 90% mọi người dễ mắc phải

Hầu hết các bạn khi mới bắt đầu làm Amazon đều mắc phải những rủi ro khi bán hàng trên Amazon không đáng có, không chỉ các bạn làm theo kiểu cá nhân hay đội nhóm mà còn cả là các doanh nghiệp sản xuất tự đưa hàng ra nước ngoài cũng mắc phải những rủi ro này. Sự xuất hiện của Amazon những năm gần đây khiến cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp bắt tay vào bán hàng kinh doanh trên Amazon ngay lập tức. Tuy nhiên trong quá trình kinh doanh sẽ có những rủi ro mà họ chưa lường trước được do quá trình chuyển giao từ kinh doanh truyền thống sang kinh doanh online. Vì vậy bài viết này mình sẽ đưa ra những sai lầm và những giải pháp để tối ưu hệ thống kinh doanh của cá nhân, đội nhóm và doanh nghiệp.

Đa phần các cá nhân, đội nhóm và doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh trên Amazon đều nhận thấy thị trường Amazon cực kì tiềm năng, họ liên tục đầu tư tiền bạc và thời gian vào lĩnh vực này mà bỏ qua các giai đoạn tìm hiểu, nghiên cứu về cách thức hoạt động và kinh doanh của Amazon. Điều này vô tình dẫn đến tình trạng các đội nhóm, cá nhân và doanh nghiệp dễ trả giá bằng những sai lầm không mong muốn. Và dưới đây là những sai lầm mà đội nhóm, cá nhân, doanh nghiệp Việt hay mắc phải khi kinh doanh trên Amazon:
 

1. Chưa biết và hiểu rõ các khoản phí kinh doanh trên Amazon.

Các loại phí cơ bản mà các bạn sẽ phải trả khi kinh doanh trên Amazon như:
  • Phí duy trì tài khoản hàng tháng : Đối với tài khoản chuyên nghiệp, người bán trả giá 39.99$/tháng, đối với tài khoản cá nhân tuy không phải trả phí hàng tháng nhưng sẽ mất 0.99$ cho mỗi mặt hàng các bạn bán ra được.
  • Phí lưu kho khi đưa hàng sang kho Amazon, phí FBA, phí chạy quảng cáo PPC
Còn rất nhiều loại phí khác nữa, các bạn thường không tìm hiểu kĩ những khoản phí này khi thực tế bán hàng trên Amazon dẫn đến nhiều hệ lụy. Một trong số đó chính là thiếu kinh phí để duy trì tài khoản và không có phí chạy Ads trên Amazon. Cũng từ đó, việc kinh doanh không mang đến hiệu quả cũng như lợi nhuận cho seller.

2. Không nghiên cứu kĩ từ khóa sản phẩm.

“Keyword” sẽ quyết định sự thành bại của bạn khi kinh doanh trên Amazon. Sản phẩm của bạn có cực kì ngon đi chăng nữa, nhưng “keyword” không chuẩn đồng nghĩa với việc bạn thất bại khi kinh doanh sản phẩm đó trên Amazon. Trước khi tạo listing sản phẩm, các bạn cần nghiên cứu thật kĩ từ khóa của sản phẩm đó. Bởi vì từ khóa có ý nghĩa sống còn và sẽ đi theo bạn xuyên suốt quá trình bạn kinh doanh trên Amazon như tạo trang bán hàng, chạy quảng cáo, đến tối ưu đưa các sản phẩm của bạn lên Top trên Amazon....
Các công cụ nghiên cứu từ khóa trên Amazon bạn nên tham khảo: Helium 10, Junggle Scount, Merchan Word, Keywordtool.io,....
Khách hàng trên Amazon cũng chủ yếu tìm kiếm sản phẩm thông qua từ khóa, vì vậy việc bạn làm từ khóa của sản phẩm không chuẩn cũng dẫn đến việc hiệu quả kinh doanh của bạn không cao.

3. Listing sản phẩm chưa chuẩn.

Listing sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định đến việc bạn có thể bán được nhiều sản phẩm trên Amazon hay không. Vì vậy hãy listing sản phẩm thật cẩn thận nhé. Các lỗi mà các bạn hay mắc phải khi listing trên Amazon gồm có các lỗi sau:
  • Tiêu đề bao gồm trademark hoặc các từ khóa cấm của Amazon. Anh em lưu ý lỗi này khi đặt tên tiêu đề sản phẩm nhé. Nên có từ khóa chính của sản phẩm trong tiêu đề. Và lưu ý là một số bạn thường viết hoa hết cả tiêu đề,không nên nhé. Mọi người cứ viết tiêu đề bình thường cho mình gồm có từ khóa chính, brand sản phẩm, và công dụng chính của sản phẩm.
  • List sản phẩm vào sai ngách, không thể sản phẩm đồ văn phòng lại bán vào ngách Baby được, vì vậy anh em hãy nghiên cứu chuẩn ngách để bán sản phẩm của mình vào nhé.
  • Phần Description không viết code HTML. Phần này thì mọi người phải viết code Html nhé thông qua trang web này. https://wordtohtml.net/. Nếu không viết code thì phần description trên Amazon nó sẽ hiển thị lung tung, thường là liền chữ vào nhau.
  • Kích thước ảnh chưa chuẩn của Amazon. Kích thước ảnh phải tối ưu làm sao cho nó nét, to rõ ràng và khi khách hàng di chuột vào phải zoom to được ảnh lên. Kích thước ưu tiên là 2000x2000 pixel.
  • Mô tả sản phẩm, hay thông tin chi tiết về sản phẩm ( bullet point) chưa đúng với những gì sản phẩm mang lại.
  • Không tối ưu chuẩn hệ thống từ khóa khi list sản phẩm lên trên Amazon.

4. Chỉ tập trung vào chạy quảng cáo để đẩy sản phẩm.

Nhiều người lầm tưởng rằng cứ chi thật nhiều tiền để vã Ads PPC Amazon để tăng doanh số là sản phẩm sẽ lên Top. Thực tế thì không phải lúc nào chạy PPC Amazon cũng mang lại nhiều hiệu quả như các bạn mong muốn. Thậm chí có người còn chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưng không bán được sản phẩm hoặc không giúp cải thiện Rank của sản phẩm trên Amazon. Vì vậy các bạn cần biết cách để có lượng sale tự nhiên thay vì chạy quảng cáo. Vì sale tự nhiên mới là cách đẩy sản phẩm của bạn lên Top và tiếp cận khách hàng. Vì vậy hãy tối ưu sản phẩm và từ khóa thật tốt nhé.

5. Không chăm sóc khách hàng.

Quá trình chăm sóc khách hàng sau khi đã bán sản phẩm khá là quan trọng nhưng thường bị các seller bỏ qua. Thông qua việc chăm sóc khách hàng, seller sẽ nắm được mức độ hài lòng của khách với sản phẩm cũng như những điểm cần phát huy và khắc phục ở sản phẩm của mình. Đồng thời, nó còn giúp khách hàng dễ dàng mua lại hay giới thiệu sản phẩm của store cho bạn bè và các đối tượng khác. Vì vậy các bạn hãy chăm sóc khách hàng theo phong cách riêng của mình nhé.

6. Chất lượng sản phẩm không đúng như mô tả.

Amazon rất coi trọng tính chân thực của sản phẩm. Nếu như sản phẩm bạn list và mô tả trên Amazon không giống với hàng thực tế trong kho thì khi có khiếu nại từ khách hàng tài khoản của seller của bạn có thể sẽ bị khóa. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp mà còn khá là rắc rối trong khâu khôi phục tài khoản. Bởi lẽ, thường các tài khoản một khi đã bị khóa thì sẽ rất khó để mở lại được. Vì vậy hãy làm thật tốt chất lượng của sản phẩm để tránh bị khách hàng phàn nàn nhé.

7. Bán hàng dính bản quyền và sở hữu trí tuệ.

Nhiều sản phẩm trên Amazon đã được đăng ký bản quyền (Trademark). Nếu các bạn không kiểm tra kỹ trước khi kinh doanh hoặc vô tình dính phải bản quyền thì có thể seller sẽ bị cấm bán trong 1 thời gian, nặng hơn là tài khoản bán hàng sẽ bị khóa. Vì vậy các sản phẩm bản quyền thì các bạn nên tránh ra nhé để không ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình.
Một số trang web các bạn có thể kiểm tra trademark: trademarkia.com, google patent,...

8. Bị Reseller hay còn gọi là bị HJ sản phẩm.

Rất nhiều sản phẩm trên Amazon bị HJ, tình trạng này không thể tránh khỏi. Cách giải quyết duy nhất là cá nhân, đội nhóm hay doanh nghiệp hãy đăng kí bảo hộ ( Trademark ) cho sản phẩm của mình trên Amazon. Các sản phẩm mới và bán chạy, ngay lập tức sẽ có các seller từ nơi khác liền nhảy vào bán theo. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến doanh thu, hơn thế nữa, nhiều seller bán hàng kém chất lượng, hàng giả hàng nhái sẽ làm giảm uy tín cũng như tài khoản của bạn. Nhiều hệ lụy xảy ra nếu có quá nhiều HJ vào bán chung sản phẩm của bạn, vì vậy các bạn hãy tạo cho mình một thương hiệu bằng cách đăng kí Trademark cho sản phẩm của mình nhé.

9. Bán sản phẩm theo Trend ( Xu Hướng)

Có nhiều người bán sản phẩm theo mùa vụ, theo trend. Thường thì nó sẽ tạo ra lợi nhuận trong thời gian ngắn. Sau khi trend qua đi đồng nghĩa với việc sản phẩm của cá nhân, đội nhóm hay doanh nghiệp không thể bán được nữa. Điều này dẫn đến tình trạng hàng tồn, hết hạn vẫn nằm ở kho Amazon và seller vẫn phải trả phí lưu kho tốn kém. Vì thế,các bạn trước khi kinh doanh cần cân nhắc thật kỹ về vấn đề này để tránh những tổn thất có thể xảy ra nhé.

10. Bị khóa tài khoản.

Khi kinh doanh trên Amazon, việc tồi tệ nhất của seller là bị khóa tài khoản bán hàng, nếu tài khoản bị khóa đồng nghĩa với tiền, hàng hóa ở kho của bạn sẽ không thể đẩy đi được nữa. hoặc nếu có thể thu lại vốn thì cũng cực kì thấp. Việc này đồn nghĩa với bạn đang thất bại khi kinh doanh trên Amazon. Nói chung, kinh doanh không thể tránh khỏi những sai lầm và rủi ro, nhưng nếu chúng ta hiểu rõ bản chất về việc kinh doanh cũng như nghiên cứu thật kĩ về nó vì việc rủi ro khi bán hàng cũng sẽ giảm thiểu đáng kể cho bạn và đội nhóm cũng như doanh nghiệp của bạn.
 
Trên đây là tất cả những rủi ro mà các bạn mới kinh doanh trên Amazon hay mắc phải. Mọi thắc mắc về kinh doanh và đăng ký bán hàng, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 091 191 55 77
 
-st-

Comments

Hay, cảm ơn bài viết
Gửi