Amazon ra đời nhằm mục đích phục vụ mua sắm quy mô toàn cầu. Chính vì quy mô rộng lớn nên nhiều nhãn hàng và các nhà bán lẻ đã đang “đổ xô” bán hàng trên Amazon. Các nhà bán hàng sẽ phải lựa chọn giữa 2 phương thức bán hàng Fulfullment By Amazon (FBA) và Fulfillment By Merchant (FBM).
Mặc dù FBA cung cấp dịch vụ xử lý đơn hàng hoàn hảo và hiệu quả, những do FBA có một số quy định nhất định nên một số nhà bán hàng vẫn chọn cách tự xử lý đơn hàng (FBM) thay vì phụ thuộc vào Amazon. Vậy Fulfullment By Merchant (FBM) là gì? Nó có thật sự là phù hợp với việc kinh doanh của bạn? Cùng mình tìm hiểu trong bài viết này.
1. Fulfillment By Merchant là gì?
Fulfillment By Marchant là (FBM) là hình thức bán hàng mà người bán tự theo dõi đơn hàng, xử lý, đóng gói và giao hàng đến từng người mua trên toàn thế giới.
Bán hàng theo hình thức FBM người bán phải tự đầu tư kho bãi, tự xây dựng hệ thống quản lý hoạt động kho và tìm kiếm các đơn vị vận chuyển phù hợp. Nhược điểm của FBM là bạn có ít cơ hội để chiến thắng tính năm “Buy box” do Amazon ưu tiền người bán FBA
Buy Box là tính năng ưu tiên dành cho người bán hàng trên Amazon đạt những yêu cầu nhất định. Với hộp Buy Box, khi khách hàng bấm vào mục chi tiết sản phẩm sẽ hiện ra khung thông số và giá trị sản phẩm kết hợp với tính năng “thêm vào giỏ hàng” (Add to cart)
Mô hình FBM có vẻ có nhiều bất lợi và tốn nhiều công sức, tiền bạc tuy nhiên nếu nắm rõ, tận dụng được nguồn lực, đầu tư marketing đúng cách thì FBM hoàn toàn có thể là công cụ kiếm tiền tuyệt vời.
2. Ưu điểm và nhược điểm của FBM
2.1. Ưu điểm
-
Tự do điều hành: Người bán hoàn toàn quyết định việc kinh doanh mà không cần liên quan hay phụ thuộc vào Amazon.
-
Thoải mái mở rộng kinh doanh: Bạn có thể thoải mái mở rộng kinh doanh mà không phải chịu thêm phí trả cho Amazon.
-
Không chịu những khoản phí phát sinh: Amazon luôn báo cho người bán hàng rằng họ có thể tăng phí dịch vụ và thu thêm các khoản phí khác. Thế nên, nếu bạn sử FBM thì bạn sẽ không phải chịu những khoản phí phát sinh đó. Từ đó, chi phí bỏ ra để lưu kho, bảo quản sẽ thấp, lợi nhuận sẽ cao hơn.
-
Thủ tục đăng ký đơn giản. Bên cạnh đó, một số bang ở Mỹ còn miễn thuế bán hàng, bạn có tận dụng điều này để tiết kiệm chi phí cho mình.
2.2. Nhược điểm
-
Tự đầu tư kho bãi để chứa hàng điều này tốn khá nhiều chi phí và thời gian
-
Thích hợp kinh doanh nhỏ lẻ
-
Quá trình vận chuyển và bảo quản hàng khá phức tạp
-
Tự đóng gói và kiểm soát đơn hàng của mình. Việc này khá phức tạp vì người bán ở Việt Nam và khách hàng thì ở khắp nơi trên thế giới. Nếu có đơn hàng, đóng gói và vận chuyển đến tay khách hàng tốn khá nhiều thời gian chưa kể chi phí và thủ tục giấy tờ khá phức tạp.
Bảng tóm tắt ưu điểm và nhược điểm
3. Nên chọn FBA hay FBM
Kinh doanh bao giờ thì cũng có 2 mặt nên rất khó để nói chính xác là bán hàng trên Amazon nên áp dụng hình thức FBA hay FBM sẽ tốt hơn. Vì thế, mình xin đúc kết lại như sau:
-
FBA: Sẽ phù hợp với doanh nghiệp sản xuất, công ty thương mại, doanh nghiệp kinh doanh online, muốn xây dựng thương hiệu trên Amazon và ưu tiên sản phẩm nhỏ gọn để tiết kiệm chi phí lưu kho Amazon.
-
FBM: Sẽ phù hợp nếu bạn không muốn sử dụng dịch vụ FBA của Amazon và bạn có lợi thế về kho bên ngoài, bạn tự tin rằng việc tự vận hành khâu giao hàng ngoài sẽ hiệu quả hơn và tiết tiết kiệm chi phí hơn so với thuê kho của FBA. Và nếu sản phẩm của bạn có giá trị cao hay thể tích lớn thì đây cũng là lựa chọn tốt cho bạn.
4. Lời kết
Tóm lại, có thông tin trên đây mang đến cho bạn cái nhìn tổng quát về Fulfillment By Merchant (FBM), mô hình kinh doanh này khác với Fulfillment By Amazon (FBA) như thế nào? Bất kể áp dụng hình thức nào khi bắt đầu chúng ta đều phải bỏ thời gian công sức để tìm hiểu, thử nghiệm để hiểu rõ về hình thức đó. Vì vậy, các seller nên tự trau dồi kỹ năng và kiến thức để lựa chọn hình thức kinh doanh tối ưu nhất.
>> Xem thêm: Wholesale là gì? Điểm khác nhau giữa Wholesale và Retailer